TRUONG THPT SO 2 PHU MY
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Những ngày Xa Quê Hương

2 posters

Go down

Những ngày Xa Quê Hương  Empty Những ngày Xa Quê Hương

Bài gửi by gianggiangonline Tue Sep 07, 2010 3:12 am

Những ngày Xa Quê Hương


Đặc San Quảng Nam Đà Nẵng, và trên các Website Xứ Quảng, Một thời Phan Châu Trinh… đều thông báo tổ chức Ngày Hội Ngộ Đồng Hương Quảng Đà và Liên Trường Đà Nẵng vào dịp lễ Memorial Day, 27 và 28 tháng 5 năm ở Houston, như nhắc tôi nhớ lại chuyến đi Hoa Kỳ lần đầu, đến Houston trước khi đi California , Washington…
với hảng hàng không Delta Airline từ Munich đến phi trường quốc tế Cincinnati, từ đó bay về Houston vào lúc trời gần sáng, Houston là thành phố tiêu biểu cho miền Tây Nam Hoa Kỳ có những nét đẹp riêng, thời tiết luôn nắng ấm, kỷ niệm những ngày ở Houston. Nơi đó bà con Quảng Nam Đà Nẵng sinh sống đông đúc, bác sĩ Hồ Tấn Phước thành công với ngành thẩm mỹ viện Hạnh Phước ? rất tiếc anh đã ra đi quá sớm vì bệnh tim. Houston là nơi có dân biểu tiểu bang người Việt, ông Hubert Hiền Võ, thuộc đảng Dân Chủ, địa hạt bầu cử 149. Thế hệ trẻ Việt Nam trưởng thành tại Houston học giỏi ưu hạn tại trường trung và đại học, được cấp học bổng vào các đại học danh tiếng miền Tây Nam của Hoa Kỳ. Các ngành như : bác sĩ, nha khoa, điện toán, luật sư, kỹ sư, quản trị xí nghiệp. Houston có trụ sở chính của cơ quan quản trị không gian, NASA, của Hoa Kỳ. Các phi thuyền dù phóng lên tại Cape Canaveral ở Floria, hay tại Andrews Air Force Base ở California, nhưng đều do trung tâm khoa học không gian L.B. Johnson tại Houston điều khiển.
Trung tâm NASA có khoảng 200 kỹ sư người Việt đang làm. Houston cũng là nơi khai sinh của Hội Văn hóa Khoa học Việt Nam, một tổ chức bất vụ lợi do các trí thức người Việt lập ra từ năm 1990, giảng dạy văn hóa Việt cho thế hệ trẻ. Những đài phát thanh tiếng Việt, đài truyền hình bằng tiếng Việt, và nhiều báo Việt ngữ
Hàng năm vào dịp Tết Cộng Đồng Quảng Nam Houston và vùng phụ cận phát hành Đặc san Đất Ngũ Phụng do anh Lương Quang Bình làm chủ bút. Các khu thương mãi ở Houston khang trang nhiều bản hiệu Việt Nam, trù phú không thua kém gì Little Sài Gòn. Nhìn lại 16 năm trước nước Đức còn ngăn cách hai miền Đông và Tây Đức còn ít người Việt tị nạn, đồng hương Quảng Nam rất ít, thức ăn Á châu khang hiếm, không có tiệm thực phẩm Á châu nhiều như sau nầy.

Đến Houston không cần nói tiếng Anh, tha hồ nói tiếng Việt, ăn món ăn Việt Nam như Mì Quảng, cháo lòng, tiết canh vịt, thịt bê thui, cua tươi rang muối.. những ngày ở Houston, gia đình tôi có dịp đi tắm biển Galveston đi San Antonio, điều ngạc nhiên nhất đối với tôi là ở Mỹ không được uống Beer nơi biển nắng ấm, muốn uống một lon Beer phải bỏ vài cái túi giấy nhỏ, trong lúc ở Đức mùa hè ở đâu cũng uống tự do thỏa mái, nhưng không được lái xe .. Hình ảnh đầu tiên làm tôi nhớ lại tuổi còn đi học, đó là cây phượng vĩ đỏ nở thật đẹp, dưới bầu trời trong xanh có ít mây trắng như những giải lụa trắng. Phượng nở với mây trắng bay dù ở Houston nhưng kỷ niệm tuổi học trò chợt sống lại, liên tưởng tới những tà áo nữ sinh ngày nào đó trên các đường phố thân yêu ở Hội An, Đà Nẵng…Quê hương xứ Quảng, chúng ta đã bỏ ra đi hành trang mang theo nhiều thương nhớ

Năm 2006 Houston nơi tổ chức 2 ngày Hội Ngộ Liên Trường, chắc chắn mọi người đều muốn bay về nơi đó để tìm lại kỷ niệm một thời đã qua, ngày nay tuổi hoa niên mái tóc đã bạc, nhiều người đã lên các chức như : ông bà nội ngoại.. Lúc còn trẻ sống cho tương lai, nhưng về già sống lại với kỷ niệm những ngày của dĩ vãng, Hội Ngộ lần thứ hai để nhớ lại những kỷ niệm chưa bao giờ lãng quên. kỷ niệm của những ngày xa lắc bỗng thức dậy, vẫn sống trong tâm tưởng của mỗi cựu học sinh Quảng Nam Đà Nẵng. Bởi vì khi ra trường, anh em mỗi người mỗi ngả, mỗi phần hành, lu bù với công tác do nhu cầu tình hình đất nước, không có dịp nào gặp gỡ. Theo chương trình hai ngày Hội ngộ liên trường rất phong phú và hấp dẫn. Chúng tôi không đến được Houston lần nầy, là một thiếu sót lớn với tuổi đời của mình từ từ sẽ về chiều. Houston là nơi những cánh chim lạc đàn bay về tổ ấm, dù nơi đó không phải ở trên quê hương thân yêu ! Những ngày xa quê hương, nhưng chúng ta có dịp cùng sống lại với tuổi học trò, nhớ lại mùa hè nghỉ học những năm đệ nhất cấp rong chơi thỏa mái vô tư, nhưng học lên trên, tuổi lớn lo gạo bài, học luyện thì để khỏi trượt vỏ chuối qua các kỳ thi tú tài

Chúng ta khó quên những trận mưa giông bốc mùi đất nồng nặc, những đêm trăng vằng vặc trong tiếng dế thâu đêm. Trưa hè bên bờ tre, giếng nước, tiếng ve sầu chỉ còn lại một dư âm và mãi mãi. Quê hương Quảng Nam chúng ta đã xa cách, mỗi người trong từng hoàn cảnh khác nhau, trên khắp thế giới đều giữ một bản sắc riêng, không cần nghe tiếng nói cũng biết nơi đó có người Quảng Nam nhờ các bản hiệu mì Quảng ..

Ai đi cách mấy sơn khê
Nhớ tô mì Quảng, tình quê mặn mà
Ca dao

Đời sống dù có bận rộn, nhưng nghe nhạc phẩm nào đó hát về mẹ, về quê hương, gợi lại những ân tình đã ngấm sâu vào tim, như nhạc phẩm nỗi buồn hoa phượng của nhạc sĩ Thanh Sơn với điệu Tango Habanera làm cho con tim mình một rung động, xao xuyến về tuổi học trò ..

Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn
Chín mươi ngày qua chưá chan tình thương.
Ngày mai hai đứa xa cách hai đứa hai nơi.
Phút gần giủ nhau mất rồi.
Tạ từ là hết người ơi !
Tiếng ve nức nở còn hơn tiếng lòng,
Biết ai còn nhớ đến ân tình không.
Đường xưa in bóng hai đưá nay đâu.
Những chiều hẹn nhau lúc đầu.
Giờ như nước trôi qua cầu.
Giả biệt bạn lòng ơi,
Thôi nay xa cách rồi.
Kỷ niệm mình xin nhớ mãi.
Buồn riêng một mình thôi chờ mong từng đêm gối chiếc.
Mối u hoài lòng ai có hay ?
Nếu ai đã từng nhặc hoa thấy buồn
Cảm thông được nỗi vắng xa người thương.
Màu hoa phượng thắm như máu con tim.
Mỗi lần hè thêm kỷ niệm.
Người xưa biết đâu mà tìm…

Năm 2005 vừa qua cựu học sinh, giáo sư trường Phan Châu Trinh và Nữ trung học Hồng Đức đã tổ chức Hội ngộ 30 Năm Xa Xứ, hai ngày 28 và 29 tháng 5.2005 ở Milpitas San Jose bắc Cali. Nơi gặp nhau trong tình xưa lưu luyến rộn ràng, thương nhớ bâng khuâng…như lời giáo sư Tạ Quốc Bảo đã trả lời trong cuộc phỏng vấn về dư âm Ngày Hội „chúng ta tạm dung, xa quê hương cả 30 năm, có dịp gặp nhau là một điều hiếm qúy. Vì tình thương giữa đồng nghiệp, đồng môn, sư đệ mà bỏ hết những bất đồng để tìm đến nhau. Đa số chúng ta cũng đã ngoài năm, sáu mươi cả rồi, còn được bao lâu…. ?“

Chúng ta hy vọng ngày Hội Ngộ Liên trường kết qủa tốt đẹp trong một tình thân sâu đậm, Tôi học sinh trường Phan Châu Trinh, nhưng cũng có kỷ niệm với các trường khác. Thi tú tài I tôi thi ở trường Sao Mai đến phòng ngồi vào số ký danh, nhìn tượng Chúa trên tường thầm cầu nguyện Chúa ban cho thí sinh tâm trí sáng suốt làm bài. Kỳ thi đó tôi ngồi bên anh quân nhân (lúc đó còn thi chung) bộ đồ trận bạc màu phong sương, anh nhìn tôi cười và nói „em yên tâm làm bài anh không làm phiền đâu „cuộc đời quân nhân nơi chiến trận it thời giờ, phải đối đầu với tử thần, nhận đề thi anh bình tĩnh làm bài ngon lành, kết quả kỳ thi có tên anh, có thể anh vào trường Sĩ Quan ? Kỳ tú tài II tôi thi ở trường Phan Thanh Giản không có anh. Những kỷ niệm đó làm sao quên được những giây phút hồi hợp và kết quả tốt sau mỗi kỳ thi. Giả từ Đà Nẵng ra Huế hè về đẹp với phượng vĩ nở trên đường Lê Lợi dọc theo sông hương, trong thành nội thanh vắng luôn có tiếng ve sầu.. Những năm trôi qua, tôi giả từ Huế nhiều lưu luyến vào làm việc ở Sai gòn. Thế hệ đàn anh, và ngay cả thế hệ của chúng tôi, nhiều người phải nhập ngũ chiến đấu, trên Bốn Vùng Chiến Thuật

„ Hai mươi, con phải thuộc lòng
Bốn vùng chiến thuật, chông gai đạn nìm
Đông Hà, Quảng trị, Gio linh
Khe sanh, An lộc, U minh, Cổ thành..“

Biến cố 30.4.1975 tan hàng rả đám, ai may mắn chạy được ra nước ngoài, khỏi bị đi học tập cải tạo … Tôi cùng chung số phận vào trại cải tạo, được tha về năm 1980 tôi vượt biên được Cap Anamur vớt đưa vào Singapor một thời gian ngắn và đi định cư Đức. Sau nhiều năm xa cách, hè năm 2003 tôi cùng gia đình về thăm Đà Nẵng. Thành phố xưa đã thay đổi nhiều, những con đường thời đó chúng ta đi qua bị đổi tên, nhìn tên đường mà cảm thấy xa lạ và khó chịu. Tại sao trường Phan Thanh Giản bị đổi tên? (Trường Phan T. Giản ở Cần Thơ bị đổi thành Châu Văn Liêm !) Trường Sao Mai đổi tên thành Trần Phú ? nhiều trường khác cũng bị đổi tên như Bồ Đề, Nguyễn Hiền…Dù các trường bị mất tên, nhưng giá trị tên trường của 31 năm về trước, không thể xoá mờ trong ký ức của cựu học sinh đã học ở đó, và nói chung cả thế hệ của chúng ta trưởng thành ở Đà Nẵng, thường nhắc đến tên các trường Phan Thanh Giản, Sao Mai… Hy vọng rồi một ngày đó phải lấy lại tên trường cũ, tên đường xưa. Người ta phải trả lại sự thật cho lịch sử

Tôi trở về đứng ở sân trường Phan Châu Trinh, nhìn lại những lớp học vẫn như xưa không được tu sửa, tường vàng đã ngã màu. Tượng cụ Phan không bị thay đổi, đó cũng là một niềm vui và hảnh diện. Sân trường yên lặng, còn sót lại những cánh phượng đỏ cô đơn, học sinh đang nghĩ hè. Lúc đó tôi có tâm trạng như nhạc phẩm Trường cũ tình xưa của Duy Khánh

Hôm nay về thăm trường cũ.
Nhiều nét đổi thay mái rêu phong.
Bên hiên hàng giờ tìm những bạn xưa.
May ra có còn đôi đưá vẫn yêu sống đời học trò.
Buâng khuâng đợi chờ người sao chẳng đến.
Hỏi lá hỏi hoa sao chỉ thấy im lìm.
ây dương đầu trường còn khắc hàng tên, hoa leo phủ phàng đan kín.
Tiếng ve ru nghe gợi buồn thêm…

Đường Lê Lợi tấp nập người qua, trường Nam tiểu học hè năm (2003 đang xây cất qui mô hơn) hàng cây kiền kiền cổ thụ còn xanh lá hai bên đường Thống Nhất (nay là Lê Duẩn).Trường nữ Trung học Hồng Đức đổi thành trường Đại học ? Đà Nẵng thay đổi từ ngày 29 tháng 3 năm 1975 cho đến nay. Thế hệ chúng ta khó quên những ngày đau thương đó.
Trước 1975 chiến tranh, ngân sách về Giáo dục ít, nhưng chính phủ VNCH đã cố gắng phát triển giáo dục, chương trình học của trường công hay tư thục đều không có phần chính trị, từ chương nhồi sọ cho một chủ thuyết ngoại lai nào, nên đã đào tạo nhân tài cho đất nước. Quảng Nam có nhiều trường trung học từ các quận như như : Thăng Bình có trường Tiểu La. Tam kỳ có trường Trần Cao Vân, Điện bàn trường Nguyễn Duy Hiệu, quận Đại Lộc.(?). Quế sơn có trường trung học Quế Sơn, trường Phan Sào Nam quận Duy Xuyên, có một thời gian dời về Hội An không bị dán đoạn việc học, quận Hòa Vang có trung học Hòa Vang. Hội an thành phố cổ, bị bỏ quên trong thời chiến, nhưng có các trường lớn như: Trần Quý Cáp, Nữ trung học, Bồ Đề, Diên Hồng và trường Lễ nghiã (?) trung học đệ nhất cấp của người Tàu.

Đà Nẵng ồn ào, thời quân đội Hoa Kỳ vào tham chiến, thành phố có những khu giải trí, ăn chơi như phòng trà.. nhưng xã hội và đạo đức không đến nỗi bị băng hoại như giới trẻ hiện nay. Các trường trung học thời đó như Phan Châu Trinh, Phan Thanh Giản, Bán Công, Bồ Đề, Tây Hồ, Quốc Gia nghiã Tử, Sao Mai, Đông Giang, Thanh Kê. Thánh Tâm, Nguyễn Hiền, Pascal, Thành Nhân, Thọ Nhơn, Kỷ Thuật .. đã đào tạo hàng trăm ngàn học sinh ưu tú, các giáo sư tài giỏi hết lòng với nghề nghiệp. Các thân hào, nhân sĩ Đà Nẵng đã vận động thành lập Đại Học Đà Nẵng từ năm 1972 ? Đánh dấu một giai đọan lịch sử khá tốt đẹp và phát triển.

Miền Trung, người ta thường nói chung đất nghèo cày lên sỏi đá „quê em nghèo lắm anh ơi ! mùa đông thiếu áo mùa hè thiếu cơm ..“ theo tôi nhận xét, nhạc phẩm đó nếu so với dân Quảng Nam thì không đúng lắm, đồng bằng ở Quảng Nam trồng lúa quanh năm 2 vụ mùa, nhờ đất đai màu mở dù hàng năm thường chịu mưa bảo, nhưng kinh nghiệm sống, người dân biết lo xa dự trử lương thực lúa, sắn, khoai, đường.. nên có mất mùa cũng không đến đổi nào. Năm 1964 nạn lụt lớn làm thiệt hại nặng nhất mà thôi. Thời chiến tranh cao độ từ năm 1965 đến 1975 làng mạc, ruộng vườn bị bỏ hoang không được khai khẩn. Người dân tập trung về sống gần thành phố an ninh, đời sống cũng trù phú phát triển, con cái theo học các trường trung học, không xảy ra nạn buôn bán con, hoặc nữ sinh, sinh viên phải làm những việc như báo chí trong nước CSVN hiện nay thường có những bài phóng sự như nữ sinh, sinh viên phải làm các nghề như „con của bố nuôi, vợ hờ, bán Bar..

Sinh hoạt của người dân Quảng có bản sắc riêng như : „ Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay lo, Bình Định nằm co, Thừa Thiên ăn hết ..“ Người Quảng Nam nào trong máu cũng hay cãi, cãi để tìm cho nhau một chân lý, chứ không phải cãi „chày cãi cối„.Tôi đã có dịp uống cafe cùng ký giả lão thành Lê Liên, nay đã ngoài 80 nhưng lúc nào ông cũng tự hào làm người Quảng Nam, ông chỉ những người bán báo và nói „đó có những bà, những cô nghèo ngoài mình vào Saigon bán vé số hay bán báo để nuôi sống chứ không hề đi làm đĩ “ . Quảng Nam theo lịch sử là đất „Địa Linh Nhân Kiệt“ hay truyền thuyết „Ngũ Phụng Tề Phi“ . Nhìn lại 31 năm xa xứ, người Quảng Nam đã thành công rực rở trên mọi phương diện : kinh tế, khoa học, giáo dục, thương mãi ở hải ngoại.

Trên lãnh vực văn học dù hội nhập vào xã hội tây phương, hàng ngày làm việc với người bản xứ, nhưng văn hoá, văn học Việt Nam luôn phát triển phong phú, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ nỗi tiếng đóng góp cho kho tàng văn học hải ngoại như : Trần Trung Đạo, Phan Xuân Xinh, Trần yên Hoà, Phan Thái Yên, Nguyễn An Nam còn có bút hiệu khác An Phú Vang, Nguyễn Chí Thiệp, Trần Gia Phụng, Vương Ngọc Long, Hoàng Kim Chi. Phù Chí Phát, Luân Hoán, Lê Hân, Mạc Phương Đình. Hoàng Đình Nam, Nguyên Dã Quỳ, Lý Trường Trân, Phạm Phú Minh, Bích Xuân, Nguyễn Thùy, Vũ Hối, Vũ Đình Trường, Nguyễn Hưng Quốc, Phan Nhật Nam, Vũ Ký, Phạm Thành Châu, Hà Kỳ Lam, Phạm Cây Trâm, Hồ Phú Bông, Thái Tú Hạp, Kim Thành, Quốc Dũng , Trần Nhật Thăng…..v.v

Người Việt định cư ở Hoa Kỳ đông, có những cộng đồng lớn, làm lễ giổ Tổ Hùng Vương, Tết v v.. cờ vàng ba sọc đỏ tung bay nơi nào có người Việt tị nạn. Sử sách, thơ, văn và nhạc phát hành rộng rải khắp nơi nhờ có nhiều đọc giả. Đặc san Hội Quảng Đà Dallars-Fort Worth năm 2005 viết về sinh hoạt ngày họp mặt các văn, thi sĩ, nhạc sĩ tại Dallars đã quy tụ hơn 80 người, đánh dấu thời kỳ văn học hải ngoại phát triển thật đáng mừng. Nhiều nhà văn, thi sĩ Quảng Nam thành danh ở hải ngoại, tôi xin lỗi không nhớ hết quý danh.

Chúng ta không thích chế độ CS bỏ nước ra đi. Mỗi người có một tâm trạng, đường hướng chính trị sinh hoạt riêng, nhưng luôn duy trì đời sống văn hóa đa diện nhờ xã hội có dân chủ tự do. Người cầm bút, viết lên cái tâm nguyện của mình, (không phải viết văn, làm thơ theo kiểu đặt hàng cho nhà nước).

Hai ngày Hội Ngộ sẽ đến, mỗi đồng hương sẽ đón nhận Đặc san SÁNG MAI ĐÀ NẴNG THỨC do anh Lê Văn Mùi cựu h/s Phan Châu Trinh, cũng là cựu sĩ quan nhảy dù VNCH, anh Mùi làm thơ viết văn với các bút hiệu Nguyễn Nam An, An Phú Vang làm chủ bút. Trong dịp nầy cô Phan Mộng Hoàn cựu giáo sư PCT, là ái nử của cố hoạ sĩ Mộng Hoa sẽ cho bán đấu giá các bức tranh tượng, việc nầy hoàn toàn thiện nguyện, nếu bán được tranh, tiền thu vào nhiều ít, tuỳ theo long hảo tâm của quý vị mạnh thường quân, để có thể giúp đỡ các cựu học sinh gặp khó khăn bên quê nhà..

Những ngày xa quê hương, ngày Hội Ngộ Đồng Hương Quảng Đà và liên trường Đà Nẵng, là một nhip cầu nối kết được tình đồng hương trong tôn kính và tương trợ, cùng sống lại kỷ niệm đẹp đã qua. Kính chúc quý Đồng Hương và cựu học sinh Liên Trường, luôn bình an và may mắn, tiếp tục thành công trên mọi lạnh vực, để hảnh diện làm người con xứ Quảng .

the thao

gianggiangonline

Tổng số bài gửi : 4
Join date : 07/09/2010

Về Đầu Trang Go down

Những ngày Xa Quê Hương  Empty Re: Những ngày Xa Quê Hương

Bài gửi by quangthang7777 Thu Oct 07, 2010 2:23 pm

mien trung lu lon wa ba con oi, huhuhuhuhuh

quangthang7777

Tổng số bài gửi : 24
Join date : 20/03/2010
Age : 32
Đến từ : Sao Hoa~

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết